Mục lục

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông bạn cần biết!

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông và luật về nhận cầu là hai nguyên tắc quan trọng mà bất kỳ vận động viên nào cũng cần phải nắm rõ. Ở bài viết dưới đây, Thể Thao Thiên Long sẻ điểm qua những luật cơ bản về giao cầu trong thi đấu cầu lông để giúp bạn tránh phải những lỗi đáng tiếc. 

1. Phạm vi để vận động viên giao cầu lông

Trong thi đấu cầu lông, phạm vi giao cầu được xác định là khu vực vận động viên đứng trên khu vực sân có đánh dấu. Tại đây, họ có thể thực hiện các cú giao cầu cho đối phương. Thông thường, khu vực giao cầu trong hình thức thi đấu cầu lông đôi sẽ khác biệt với đánh đơn. 

Các khu vực giao cầu trong thi đấu cầu lông

Trong sân thi đấu cầu lông có 4 ô tương ứng với 2 ô bên trái và bên phải của mỗi phần sân. Tuy nhiên, chỉ có 2 ô được sử dụng trong một lượt giao cầu và người giao cầu sẽ phải đứng trong khu vực tương ứng đó. 

>> Các bạn có thể quan tâm sản phẩm thảm sân cầu lông của Thiên Long

Trên sân thi đấu sẽ có các đường kẻ để vận động viên phân biệt được khu vực giao cầu. Cụ thể: 

  • Đường trung tâm: Đây là đường kẻ vuông góc với lưới cầu lông dành để chia phần sân thi đấu cho 2 đội tham gia. 
  • Vạch giao cầu lông ngắn: Đây được xác định là đường kẻ nằm cách lưới cầu lông khoảng 2m.
  • Vạch giao cầu lông dài: Đây là được kẻ giúp vận động viên xác định được phạm vi giao cầu. Có 2 vạch giao cầu dài trong thi đấu cầu lông sẽ phụ thuộc vào hình thức đánh đôi hoặc đánh đơn. Nếu vận động viên giao cầu quá khu vực này thì sẽ bị tính là giao cầu lông ra bên ngoài. 
  • Đường biên dọc: Được xác định là đường nằm vuông góc với lưới và ở 2 bên sân thi đấu. Ở thi đấu đôi, đường biên dọc sẽ được nằm ở ngoài còn trong thi đấu đơn, đường biên dọc sẽ nằm ở trong.
  • Đường biên ngang: Được xác định là đường nằm song song với lưới và ở vị trí cuối cùng của sân thi đấu. Trong thi đấu đơn, đường viên ngang chính là vạch giao cầu dài.

2. Thực hiện việc giao cầu trong thi đấu cầu lông cơ bản

2.1. Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông hợp lệ

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông chung được xác định hợp lệ khi: 

  • Không có bên tham giao nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho việc giao cầu. Cụ thể, khi giao cầu cả bên giao và bên nhận đều sẵn sàng cho việc giao và nhận cầu. Khi người giao cầu chuyển động vợt về phía sau để chuẩn bị phát cầu, bất kỳ hành đồng nào trì hoãn việc làm trên đều được xem là gây trì hoãn bất hợp lệ. 
  • Cả người giao cầu lông và người nhận cầu đều đứng trong phạm vi giao và nhận cầu hợp lệ.
  • Thời điểm giao cầu và đến khi quả cầu được đánh đi, một phần bàn chân của người giao cầu và nhận cầu phải tiếp xúc với mặt sân. 
  • Vợt cầu lông của người giao cầu phải đánh đầu tiên vào vị trí đế cầu. 
  • Khi giao cầu, toàn bộ quả cầu lông phải nằm dưới eo của người giao cầu. Bộ phận eo được xác định nằm ngang với phần xương sườn phía dưới của người giao cầu. 
  • Khi đánh quả cầu lông, phần thân vợt của người giao cầu phải hướng phía dưới. 
  • Khi thực hiện động tác giao cầu, vợt của người giao được thực hiện liên tục, chuyển động về phía trước. 
  • Đường bay hợp lệ của quả cầu được giao đi được xác định là bay qua lưới cầu lông và rơi vào ô nhận cầu của bên đối thủ. 
  • Cuối cùng, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu.

>> Các sản phẩm dụng cụ chơi cầu lông hàng chính hãng từ Thiên Long

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông hợp lệ.

2.2. Một số quy định khác liên quan.

  • Việc giao cầu bắt đầu khi vận động viên đã vào vị trí giao cầu và bắt đầu chuyển động đầu vợt về phía trước. 
  • Người giao cầu chỉ được thực hiện động tác phát cầu chỉ khi người nhận cầu trong trạng thái sẵn sàng. Việc này được xác định khi người nhận cầu có ý định đánh trả. 

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông.

3. Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông cho từng hình thức thi đấu.

3.1. Khi đánh cầu lông đôi

Khi thi đấu cầu lông đôi, trong 2 người chơi sẽ chỉ có 1 người thực hiện việc phát cầu. Vị trí đứng của người phát cầu sẽ phụ thuộc vào điểm số của đội đó. Cụ thể, nếu điểm số chẵn hoặc chưa ghi điểm sẽ đừng bên phải và nếu điểm lẻ sẽ đứng bên trái. Người còn lại trong đội sẽ đứng ở vị trí còn lại của sân thi đấu. 

>> Thảm khảo thêm về sản phẩm trụ lưới cầu lông 

Bên sân đối thủ, người đứng chéo với người phát cầu sẽ là người đánh trả việc giao cầu. Trường hợp, người giao cầu ghi điểm trong lượt đánh thì họ sẽ đổi khu vực theo số điểm chẵn hoặc lẻ. Trường hợp bên nhận cầu thắng, họ sẽ đổi vị trí là bên giao cầu trong trận thi đấu. 

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông đôi.

3.2. Khi đánh cầu lông đơn 

Trong thi đấu cầu lông đơn, vì chỉ có một người thi đấu nên luật giao cầu trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người giao cầu và nhận cầu sẽ được chỉ định đứng ở vị trí chéo nhau. Khi bên nào thắng thì việc giao cầu sẽ đổi vị trí các bên cho tương ứng. 

>> Những mẫu máy căng vợt cầu lông mới nhất

Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông không phải quá phức tạp. Vì thế, bất kỳ vận động viên nào nếu muốn ghi điểm cao và giành chiến thắng ở trận thi đấu cần nắm rõ các quy định này. Thể Thao Thiên Long hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên của chúng tôi để được hỗ trợ!

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận