Mục lục

Những Điều Luật Thi Đấu Cầu Lông Đánh Đôi Cơ Bản

Hiểu rõ được những điều luật thi đấu cầu lông đánh đôi cơ bản sẽ giúp người chơi tuân thủ tốt các quy định và giành chiến thắng dễ dàng trong trận đấu. Vậy những điều luật cơ bản khi thi đấu cầu lông đánh đôi là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về cách chơi cầu lông ở hình thức này!

1. Luật thi đấu cầu lông đánh đôi

Thi đấu cầu lông thông thường sẽ bao gồm hình thức đánh đôi và đánh đơn. Những hình thức khác nhau sẽ có các cách chơi và điều kiện thi đấu riêng biệt. Ở thi đấu cầu lông đánh đôi cũng được quy định với cách đánh đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. 

>> Xem thêm về sản phẩm thảm cầu lông bán chạy nhất

Những điều luật thi đấu cầu lông đánh đôi cơ bản sẽ được áp dụng chung với cả 3 hình thức này. Để giành được chiến thắng, đòi hỏi người chơi phải nắm rõ những điều luật cơ bản khi tham gia thi đấu. Ngoài ra, bản thân người chơi phải có kỹ thuật đánh tốt, có sự ăn ý với đồng đội khi tham gia.

2. Kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông đôi

Sân thi đấu cầu lông tiêu chuẩn dành cho hình thức thi đấu cầu lông đánh đôi được Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) quy định cụ thể như sau: 

  • Chiều dài sân: 13.40m
  • Chiều rộng sân: 6.1m
  • Chiều dài đường chéo sân thi đấu: 14.7m
  • Độ dày của đường biên: 4cm. 

Thông thường, sân thi đấu cầu lông đánh đôi được thiết kế theo màu xanh hoặc xanh lá, đường kẻ biên sẽ có màu vàng hoặc trắng để phân biệt. 

Kích thước tiêu chuẩn của sân thi đấu cầu lông đánh đôi.

3. Luật phát cầu và chọn sân thi đấu 

Tương tự như trong thi đấu các môn thể thao khác, trọng tài điều hành trận đấu cầu lông đánh đôi sẽ tung đồng xu để xác định đội có quyền chọn sân và phát cầu trước. Đội thua sẽ chọn sân thi đấu còn lại. 

Trọng tài sẽ tung đồng xu để lựa chọn sân và quyền phát cầu.

4. Luật giao cầu trong thi đấu cầu lông đánh đôi

Về nguyên tắc, khi giao cầu, người giao cầu chỉ thực hiện khi xác định người nhận cầu sẵn sàng tham gia trận đấu. Biểu hiện này được thể hiện khi đối phương có hành động nhận cầu hoặc có ý định đánh trả. Quả cầu được giao hợp lệ khi nó được đánh từ mặt vợt của người giao cầu. 

>> Tham khảo thêm về sản phẩm trụ cầu lông chính hãng

Đối với người chơi còn lại, họ được đứng bất kỳ đâu trong làn sân thi đầu của mình. Tuy nhiên, vị trí không được che khuất tầm mắt của người giao và nhận cầu. 

Người giao cầu tiến hành giao cầu cho đối phương.

5. Luật về ô giao cầu và nhận cầu trong thi đấu cầu lông đánh đôi

Mô hình lượt chơi của bên giao cầu như sau: 

  • Nếu bên giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm chẵn trong ván thi đấu: Người chơi của bên giao cầu sẽ giao từ ô bên phải.
  • Nếu bên giao cầu ghi điểm lẻ trong ván thi đấu: Người chơi của bên giao cầu sẽ giao từ ô bên trái.
  • Người giao cầu sẽ đứng ở ô mà người đó thực hiện việc giao cầu lần cuối. 

Mô hình lượt chơi của bên giao cầu như sau: 

  • Người nhận cầu sẽ đứng ở ô giao cầu chéo đối diện và sẽ được thay đổi vị trí nếu họ ghi điểm và nắm quyền giao cầu. 

6. Cách tính điểm khi thi đấu cầu lông đánh đôi

  • Về cơ bản, cách tính điểm khi thi đấu cầu lông đánh đôi và đơn tương đối giống nhau. Mỗi trận thi đấu của các bên được chia làm 3 hiệp, nếu đội nào dành được 21 điểm đầu tiên sẽ thắng ở hiệp đó. 
  • Chiến thắng chung cuộc trong thi đấu cầu lông đánh đôi là đội có tỉ số 2-0 hoặc 2-1. 
  • Trường hợp 2 đội có tỉ số 20-20 điểm thì đội nào giành cách biệt 2 điểm sẽ giành chiến thắng. Nếu thi đấu đến tỷ số 29-29 điểm thì đội nào giành 30 đầu tiên sẽ giành chiến thắng. 

Cách tính điểm chi tiết khi thi đấu cầu lông đánh đôi

7. Luật về bắt lỗi của người chơi khi tham gia thi đấu.

Những điều luật thi đấu cầu lông đánh đôi cơ bản còn bao gồm một số quy định khi bắt lỗi của các vận động viên khi thi đấu. Cụ thể: 

  • Tính cầu ngoài cuộc: Được xác định khi cầu chạm vào cột lưới, vào lưới, xuống đất hoặc vẫn nằm trong sân của người giao cầu. Ngoài ra, tính cầu ngoài cuộc còn được xác định cầu chạm mặt sân hoặc vào cơ người tham gia thi đấu. Việc xác định lỗi khi phát cầu do trọng tài điều khiển trận thi đấu quyết định. 
  • Lỗi trì hoãn trận đấu: Người chơi không được phép trì hoãn trận đấu cầu lông đánh đôi bằng bất kỳ hình thức nào. Việc trì hoãn chỉ được thực hiện bởi trọng tài điều khiển trận đấu. 
  • Lỗi khi rời sân: Người chơi không được tự ý rời khỏi sân thi đấu khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
  • Hành vi của vận động viên: Nghiêm cấm hành vi người chơi cố ý dùng hành động, lời nói để dừng trận thi đấu hoặc xúc phạm đến đối thủ, trọng tài,… hoặc vi phạm các tác phong về đạo đức trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Ngoài ra, vận động viên không được có các hành vi ảnh hưởng đến quả cầu như giẫm đạp, bứt lông cầu,…

Vận động viên cần tuân thủ các luật khi thi đấu để tránh việc bị bắt lỗi. 

Khi bắt lỗi khi tham gia thi đấu, trọng tài sẽ được ra các phán quyết cuối cùng cho vận động viên bằng hình thức cách cáo hay xử phát. Khi cảnh cáo 2 lần sẽ được tính là một lần phạm lỗi. Trường hợp phạm lỗi quá nhiều lần, trọng tài có thể báo cáo lên tổng trọng tài để áp dụng hình thức truất quyền thi đấu khi cần thiết.

>> Chi tiết về sản phẩm dây đan vợt cầu lông

8. Luật đổi sân trong thi đấu cầu lông đánh đôi

Các bên tham gia thi đấu cầu lông đánh đôi được phép đổi sân thi đấu trong các trường hợp sau: 

  • Khi kết thúc hiệp đầu tiên của trận thi đấu. 
  • Khi kết thúc hiệp thi đấu thứ 2 để chờ hiệp thi đấu thứ 3. 
  • Khi có đội ghi được liên tiếp 11 điểm trong hiệp thi đấu thứ 3.
  • Khi phát hiện ra các đội kết thúc hiệp 1 mà chưa đổi sân và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng hiệp đấu để đổi sân. 

Với những điều luật thi đấu cầu lông đánh đôi cơ bản, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nhờ đó, vận động viên có thể hạn chế tối đa việc phạm lỗi và đạt được kết quả đáng mong đợi trong suốt trận thi đấu. 

DỤNG CỤ THỂ THAO THIÊN LONG SPORT

  • Số 66 đường số 3 phường Tân Kiểng quận 7 TP HCM
  • 0397 558 386
  • thethaothienlong@gmail.com

 

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận