Mục lục

Chọn lưới và căng vợt cầu lông như thế nào cho phù hợp?

Cầu lông là bộ môn thể thao phổ biến hiện nay. Bên cạnh chọn cây vợt thích hợp với lối đánh thì ưu tiên hàng đầu khi tham gia chơi cầu lông chính là chọn lưới và căng vợt cầu lông phù hợp, đặc biệt là những  người chơi thường xuyên hay vợt thủ chuyên nghiệp. Bởi lẽ, một cây vợt có cước căng phù hợp sẽ hỗ trợ rất tốt cho lối chơi và phong cách đánh của người chơi. Để hiểu rõ hơn về chọn lưới và căng vợt cầu lông như thế nào cho phù hợp thì cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Thông tin cần thiết về cước đan vợt cầu lông

  • Về thông số gauge

Gauge là thông số chỉ đường kính của cước hay nói cách khác độ dày của sợi cước vợt cầu lông. Số gauge càng nhỏ thì đường kính của sợi lưới càng lớn, nghĩa là lưới càng dày.

>> Những mẫu thảm cầu lông mới nhất của Thiên Long

Các thông số gauge thuộc loại tiêu chuẩn (standard) là 20, 21 hoặc 22. Còn các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại “biến thể” thêm. Riêng nhãn hiệu Yonex, để giúp người sử dụng dễ phân biệt thì hãng đã đặt số gauge chính là số mm (đường kính sợi cước).

Bên cạnh đó cần lưu ý, thông số gauge là đường kính của dây cước khi chưa đan. Sau khi đan vào vợt thì dây cước sẽ bị kéo dãn ra và đường kính thực của dây sẽ giảm chút ít. Lưới dày tức là có số gauge nhỏ thì bền hơn lưới mỏng (số gauge lớn).

Thông số gauge là chỉ số quan trọng và ưu tiên nhất khi chọn cước đan vợt cầu lông. Dây cước có số gauge nhỏ tương ứng đường kính dây lớn sẽ chịu sức cản gió nhiều hơn, thế nên động tác đánh vợt chạm cầu sẽ chậm hơn. Ngược lại, với những vợt cầu lông có số gauge lớn, đường kính dây nhở sẽ chịu tác động của sức cản gió ít hơn và động tác đánh vợt chạm cầu nhanh hơn. 

Ngoài ra, dây cước có đường kính nhỏ (nhỏ hơn 0.69mm) thì sẽ trợ lực một phần (giúp cầu nẩy hơn khi đánh). Tuy nhiên vợt cầu lông có đường kính dây cước nhỏ lại có điểm yếu là sẽ dễ bị đứt hơn so với cước cầu lông có đường kính dày.

  • Về căng vợt cầu lông

Một tiêu chí quan trọng tiếp theo cần lưu ý chính là sức căng của lưới vợt. Sức căng của lưới vợt hay còn gọi là độ nặng của vợt, được tính bằng đơn vị kilogram hay pound. 

Theo các chuyên gia thì việc đan lưới càng căng thì kiểm soát cầu càng tốt và ngược lại, lưới ít căng thì đánh cầu sẽ mạnh hơn. Khi tiếp xúc với trái cầu, lưới đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn, ngay sau đó sẽ co lại độ dài cũ ban đầu và nhờ sự co lại này của lưới đã tiếp thêm sức mạnh cho cú đánh nên đánh cầu mạnh hơn. Trong khi đó, lưới  đan rất căng thì sự giãn rồi co của lưới rất ít nên không có “sức mạnh tiếp thêm” từ lưới và sức mạnh của cú đánh gần như hoàn toàn phụ thuộc vào người chơi.

Vậy khi căng lưới vợt thì nên kéo căng đến mức độ nào? Mỗi người chơi có cách chơi riêng nên thực tế người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh và điều khiển đường cầu, hướng cầu. Vì vậy, độ căng hay sức căng như thế nào phù hợp với người chơi thì còn tùy thuộc vào đặc điểm, cách chơi của người chơi, mặc dù hiện nay các loại lưới phổ biến có sức căng khoảng từ 8 – 13kg. 

>> Cập nhật những dụng cụ tập cầu lông mới nhất

Nhìn chung, người mới tập chơi cầu lông nên chọn đan vợt với mứt ít căng (8 – 9kg) mượn lực, lấy thêm sức mạnh cho cú đánh. Sau khi đã quen dần và lực cổ tay đã ở một mức nhất định thì người chơi có thể từ từ nâng số kg lên phù hợp. Số kg nhỏ nghĩa là lưới đan ít căng còn số “kg” lớn thì lưới đan rất căng. 

Lưu ý, không nên đan quá số kg quy định của vợt cầu lông, chỉ số này sẽ khác nhau tùy vào loại cây vợt bạn chơi và sẽ nằm chung với phần chỉ số U và G trên cán vợt. Vợt nặng đầu thường cho phép đan số kg lớn hơn. 

Bạn có thể tham khảo số kg khuyến cáo dành cho người chơi sau:

  • Người mới tập chơi: độ căng lưới nên chọn từ 8 – 9 kg.
  • Người chơi khá (được 1 một thời gian): độ căng lưới nên chọn từ 9,5 – 10,5 kg.
  • Người chơi cầu lông giỏi: độ căng lưới nên chọn từ 11 kg trở lên.

Các loại cước vợt cầu lông

  • High Repulsion: Là loại cước trợ lực, khi đánh cầu nẩy hơn.
  • Durability: Đặc điểm bền, lâu đứt và tiết kiệm tiền.
  • High Hitting Sound: Khi đánh cầu tạo âm thanh lớn, đã tai.
  • Shock Absorption: Giảm sốc.
  • Control: Loại cước này giúp kiểm soát cầu tốt. 

Cách chọn cước vợt cầu lông 

Mỗi hàng sản xuất cầu lông đều có loại cước riêng của mình. Trong đó, Yonex, Lining, Victor là những ông lớn trong ngành cầu lông hiện nay mà bạn tin cậy lựa chọn cước cầu lông. 

>> Sản phẩm trụ và lưới cầu lông : xem ở đây

Nếu bạn đang không biết chọn loại cước cầu lông nào thì có thể tham khảo các loại cước cầu lông thuộc nhãn hiệu Yonex – hãng cước cầu lông phổ biến hàng đầu tại Việt Nam dưới đây. 

Với các loại cước cầu lông thuộc nhãn hiệu Yonex thì cước cầu lông được phân chia theo các tiêu chí về tính năng và màu sắc như biểu đồ trên. Cụ thể của từng loại:

  • Về tính năng của loại dây

  • Hard Feel (cảm giác cứng): dây có tính chất cứng.

Hard Feel là dây mang lại cảm giác đánh cứng. Loại dây vừa muốn kiểm soát cầu tốt vừa muốn hạn chế lực đẩy cầu như là Aerobite Boost. 

Dây cước căng vợt Yonex BG AeroBite Boost

Ngoài ra, dây có tính chất cứng nên ít chạy dây và độ giãn của dây thấp, giúp giảm khả năng xuống kg của dây trong quá trình đánh, chẳng hạn như BG80, BG80 Power. 

Dây cước căng vợt BG80

Loại dây này tương ứng với những tay vợt khá đến giỏi, tuy nhiên có giá thành từ tầm trung đến cao.

  • Soft Feel (cảm giác mềm):  dây có tính chất mềm.

Còn loại dây cước Soft Feel mang đến cảm giác đánh mềm, tuy nhiên dây lại nhanh giãn và xuống kg và có mức giá tầm trung.

Chẳng hạn như các mẫu dây: Nanogy 95, Nanogy 99, BG66 Force.

Dây cước căng vợt Nanogy 99

  • Quick Repulsion: Lực đẩy cao.

Quick Repulsion là dây có lực đẩy cao, tăng dần trong quá trình chơi. Tạo cho người chơi cảm giác đánh tốt hơn và có tiếng nổ lớn. Giá thành của dây cao nên người chơi nên cân nhắc dựa trên điều kiện của bản thân: BG66 Ultimax, AeroBite, AeroSonic,…

Dây cước căng vợt BG66 Ultimax

  • Maximum Hold: Kiểm soát cầu, giữ cầu được tối đa.

Dây Maximum Hold có điểm mạnh là độ bền cao, cao nhất trong các loại dây. Nhưng loại dây cước này lại giữ cầu trên lưới, hấp thụ lực tay của người chơi và không tác động hết lên cầu khi đánh nên rất tức tay.

>> Những mẫu máy căng vợt cầu lông mới nhất trên thị trường

Các mẫu dây Maximum Hold: BG 70 Pro, BG65, BG65 Titanium.

Dây cước căng vợt BG70 Pro

  • Về màu sắc của các loại dây

  • Màu xanh lá: Kiểm soát cầu, dây cứng. Ví dụ: Aerobite Boost, AeroBite. Nanogy 99.
  • Màu đỏ: Âm thanh nổ tiếng, đánh cầu có xu hướng gây bất ngờ. Ví dụ: BG85, BG68 Titanium.
  • Màu xanh dương: Lực đẩy cao, tạo tiếng nổ lớn. Ví dụ: BG66 Ultimax, BG66, BG66 Force, BG80, BG80 Power, AeroSonic, Nanogy 98.
  • Màu vàng: Độ bền dây cao, giá rẻ, cảm giác đánh rất lì, tức tay và không tạo âm thanh lớn. Ví dụ: BG65, BG65 Titanium, Nanogy 95, BG70 Pro.

Vậy là bài viết đã chia sẻ đến bạn một số bí quyết về chọn cước và căng vợt cầu lông phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của người chơi. Hy vọng bài viết giúp bạn nắm rõ về chọn cước và căng vợt cầu lông thành công!

Thể Thao Thiên Long – Nơi Uy Tín Mua Những Sản Phẩm Về Cầu Lông

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận