Mục lục

Các loại bề mặt sân cầu lông thường gặp trong luyện tập và thi đấu

Các loại bề mặt sân cầu lông thường gặp trong luyện tập và thi đấu hiện nay khá đa dạng. Mỗi loại bề mặt đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. hãy cùng Thể Thao Thiên Long điểm qua một vài loại bề mặt sân cầu lông nổi trội được bố trí ở hầu khắp đấu trường gần đây. 

1. Các loại bề mặt sân cầu lông thường gặp trong luyện tập và thi đấu

1.1. Bề mặt được làm bằng thảm PVC

Nằm đầu trong danh sách các bề mặt sân cầu lông được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay phải kể để bề mặt được làm bằng thảm PVC. Đây là loại thảm được sử dụng ở hầu hết các sân thi đấu chuyên nghiệp. 

>> thảm cầu lông giá rẻ nhất thị trường chỉ có ở thiên long

Để sản xuất nên bề mặt sân cầu lông bằng thảm PVC, nhà sản xuất sẽ gắn kết với 3 lớp vật liệu gồm lớp bề mặt, lớp lót và phần đế. Với chất liệu dễ tìm kiếm, loại chất liệu này được sử dụng thay thế cho nhiều chất liệu đắt tiền khác. 

Ưu điểm của loại bề mặt này là có độ bền cao, ít xảy ra mài mòn, giá thành rẻ nên phù hợp với rất nhiều không gian sân thi đấu. 

Bề mặt sân cầu lông được làm bằng PVC

1.2. Bề mặt sân cầu lông được làm bằng Silicon PU

Giống như loại sân cầu lông có bề mặt bằng thảm PVC, chất liệu Silicon PU cũng có những tính năng tương tự. Tuy nhiên, chúng không được đánh giá cao với khả năng hấp thụ nhiệt. 

Về tính năng, bề mặt Silicon PU có khả năng chịu được độ sắc nhọn, chống mài mòn hiệu quả. Chúng còn được thiết kế với nhiều màu sắc bắt mắt, giúp tăng tính thẩm mỹ cho sân thi đấu. 

Bề mặt sân cầu lông được làm bằng Silicon PU

1.3. Bề mặt sân cầu lông bằng sơn Acrylic

Đối với bề mặt sân cầu lông bằng sơn Acrylic được sử dụng chủ yếu tại các sân cầu lông ngoài trời. Tại đây thường dùng bề mặt xi măng để làm sân thi đấu. Đây là bề mặt khá cứng, vững chắc nên đối với những ai thường xuyên thi đấu sẽ gây ra những chấn thương không đáng có. 

>> Những sản phẩm dụng cụ tập cầu lông tại nhà không thể bỏ qua

 Bề mặt sân cầu lông bằng sơn Acrylic

1.4. Bề mặt sân cầu lông bằng gỗ trong nhà

Hiện nay, tại một số sân cầu lông trong nhà, bạn sẽ tìm thấy các bề mặt bằng gỗ cũng khá phổ biến. Chúng mang đến độ nảy tốt và chống trơn trượt tốt cho sân thi đấu. Tuy nhiên, bề mặt được làm bằng gỗ cũng có nhược điểm là đôi lúc sẽ dính mồ hôi của người chơi nên có lúc xảy ra hiện tượng trơn trượt. 

>> Mẫu lưới cầu lông mới nhất hiện nay bán tại Thiên Long

2. Quy trình thi công bề mặt sân cầu lông

Để có được bề mặt sân cầu lông chất lượng, đòi hỏi đơn vị thi công cần trải qua những quy trình thi công nghiêm ngặt với dòng sơn chất lượng, chính hãng. Cùng điểm qua một số bước của quy trình thi công bề mặt sân cầu lông như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt phẳng để thi công

Đầu tiên, bạn cần xử lý bề mặt thi công để tạo bề mặt phẳng có độ nhám cơ bản để có khả năng bám sơn hiệu quả. Đối với những bề mặt nguyên thủy gồ ghề, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các loại máy mài công nghiệp. Đối với những bề mặt bị nứt, thủng, bạn nên sử dụng các vật liệu tương tự bề mặt để bịt khít và làm phẳng bề mặt. 

Kết quả của quy trình này là một bề mặt sân cầu lông không có bụi, phẳng nhưng vẫn có độ nhám nhất định. 

Quy trình thi công bề mặt sân cầu lông

Bước 2: Sơn lớp sơn chống thấm

Tiếp theo, khi đã chuẩn bị được bề mặt khô ráo, sạch bụi bạn phủ thêm một lớp sơn chống thấm để tăng khả năng chịu nước và bám dính cho các lớp sơn sau của sân cầu lông. Tùy thuộc vào kinh phí của bên chủ đầu tư, bạn có thể sơn 1 hoặc 2 lớp sơn chống thấm để đảm bảo cho bề mặt sân cầu lông có thêm nhiều tính năng tối ưu nhất.

>> Sản phẩm dây vợt và máy căng dây vợt: https://thethaothienlong.vn/danh-muc/dung-cu-cau-long/day-vot-va-may-cang-day-vot/

Bước 3: Tạo lớp đệm cho sân cầu lông

Đây là công đoạn làm cho sân thi đấu có bề mặt phẳng, có độ bám dính tốt hơn. Nhờ đó. tạo nên lớp nền tốt để gia tăng độ bền màu cho sơn phủ sơn cuối cùng. 

Bước 4: Sơn lớp sơn phủ cho sân cầu lông

Để tạo độ mịn, phẳng và tính thẩm mỹ cho sân cầu lông, thông thường đơn vị thi công sẽ phủ từ 2 đến 3 lớp sơn phủ màu. Mỗi lần phủ sơn sẽ cách nhau khoảng từ 4 đến 6 tiếng để tạo nên bề mặt sơn có tính ma sát thành phẩm. 

Thực hiện quy trình thi công sơn phủ cho sân cầu lông

Bước 5: Kẻ vạch cho sân cầu lông

Đối với các vạch kẻ trên sân cầu lông, Liên đoàn Cầu Lông Thế Giới mang đến những tiêu chuẩn chung. Vì thế, khi kẻ vạch, đơn vị thi công cần căn chỉnh chính xác và tỉ mỉ. 

Trên đây là thông tin về các loại bề mặt sân cầu lông thường gặp trong luyện tập và thi đấu mà  Dụng Cụ Thể Thao Thiên Long muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Việc nhận biết được các loại bề mặt khi thi đấu sẽ giúp bạn lựa chọn được chất liệu phù hợp cho hoạt động thi đấu thể thao của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Thể Thao Thiên Long để được tư vấn cụ thể hơn.

 

Nhận Xét Của Khách Hàng
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận