Mục lục

Trọng Tài Cầu Lông Và Những Kiến Thức Cần Biết

Cầu lông là một bộ môn phổ biến hiện nay, bất kể mọi lứa tuổi đều có thể chơi. Cầu lông cũng được đem vào giảng dạy và thi đấu khá sớm. Bên cạnh việc các vận động viên cần nắm rõ được luật thi đấu thì trọng tài cầu lông càng phải nắm rõ hơn để có thể điều khiển trận đấu một cách chính xác và công bằng. Bài viết này sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Một trận thi đấu có bao nhiêu trọng tài cầu lông

Trong một trận thi đấu có tổng cộng 4 trọng tài cầu lông bao gồm: trọng tài chính, trọng tài biên, trong tài tổng và trọng tài giao cầu. Mỗi vị trí đều có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều chịu trách nhiệm điều khiển nhịp trận đấu.

>> Sản phẩm thảm trải sân cầu lông: https://thethaothienlong.vn/danh-muc/dung-cu-cau-long/tham-trai-san-cau-long/

Có bao nhiêu trọng tài cầu lông trong một trận đấu

Luật đối với trọng tài cầu lông

Có 4 vị trí của trọng tài cầu lông:

  • Trọng tài tổng: Trọng tài tổng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ giải thi đấu hoặc một phần trong giải thi đấu đó. Được đánh giá là vị trí quan trọng nhất và là người có thẩm quyền cao nhất trong tất cả các trận đấu.
  • Trọng tài chính: Là người chịu trách nhiệm về trận đấu, quan sát khu vực sân và các khu vực lân cận. Quan sát nêu thấy có lỗi thì trọng tài chính sẽ báo lên trọng tài tổng. Đưa ra các quyết định về khiếu nại liên quan đến tranh chấp. Đảm bảo thông tin về trận đấu đến khán giả và vận động viên.

Trọng tài chính trong một trận đấu

  • Trọng tài giao cầu: Là người phụ trách theo dõi các vận động viên, chú ý quan sát, bắt lỗi nếu có vi phạm xảy ra.
  • Trọng tài biên: Là người quan sát cầu di chuyển trong hay ngoài đường biên trong phạm vi biên mà người đó phụ trách. Trọng tài chính có thể bác bỏ quyết định của trọng tài biên nếu họ chắc chắn trọng tài biên đã sai.

Các ký hiệu tay của trọng tài cầu lông

Các trọng tài cầu lông cần nắm kỹ các ký hiệu tay, nó được coi như phương tiện giao tiếp giữa trọng tài và vận động viên. Dưới đây là một số động tác tay mà trọng tài cần lưu ý.

1. Ký hiệu tay của trọng tài giao cầu

  • Giao cầu chậm: Theo quy định của BWF, quy tắc 9.1.1, một khi người giao cầu và người nhận đều sẵn sàng, sau khi vận động viên thực hiện việc nâng cầu vợt về phía sau, bất kỳ lý do gì gây chậm chễ đều được coi là vi phạm lỗi giao cầu chậm.  Khi phát hiện lỗi, trọng tài giao cầu vung cánh tay phải của mình sang trái thể hiện sự chậm trễ trong giao cầu.
  • Chân trên vạch giao cầu hoặc nhấc khỏi mặt đất: Theo quy tắc 9.1.2 người giao và người nhận cầu phải đứng chéo phần sân đối diện nhau, và không được dẫm lên ranh giới của sân giao cầu. Quy định tại luật 9.1.3 thì chân của người giao cầu và người nhận phải có ít nhất một phần chạm mặt đất, và phải giữ nguyên vị trí từ khi bắt đầu giao đến lúc kết thúc động tác. Khi có trường hợp vi phạm điều trên, trọng tài giao cầu mở rộng chân phải và dơ tay phải để ra hiệu lỗi.

Trọng tài dơ tay khi phạm lỗi chân không chạm đất

  • Mặt vợt không tiếp xúc với đáy cầu khi giao cầu: theo quy định tại điều 9.1.4 vợt của người phát phải chạm vào đáy của quả cầu. Nếu vận động viên thực hiện sai động tác thì trọng tài giao cầu sẽ mở tay phải kết hợp chạm vào lòng bàn tay trái của mình để cho biết rằng giao câu bị lỗi.
  • Giao cầu quá cao: Theo quy định tài điều 9.1.5, khi vợt của người giao tiếp xúc với cầu lông, toàn bộ vợt phải dưới phần thắt lưng, do đó khi vợt quá cao thì trọng tài giao cầu sẽ đặt bàn tay phải theo chiều ngang trên xương sườn của họ.
  • Tay cầm vợt phải đối mặt: Quy tắc 9.1.6 đã đề cập, tay cầm vợt phải hướng xuống khi phát cầu. Nếu ngược lại, tay cầm vợt hướng lên thì trọng tài giao cầu sẽ giơ bàn tay mở, lòng bàn tay hướng ra ngoài để biểu hiện lỗi này.

>> Xem chi tiết về sản phẩm trụ lưới cầu lông

2. Ký hiệu tay của trọng tài biên

Trọng tài biên phải ngồi xa vach khoảng 2.5 – 3.5m, đánh giá xem cầu tiếp đất trong sân hay ngoài sân để quyết định số điểm

  • Cầu bay khỏi hàng: Nếu cầu bay quá vạch, thì trọng tài biên phải hô thật lớn “Out Out Out” để mọi người có thể nghe thấy. Cùng với đó là dang rộng hai tay cao ngang vai và nhìn thẳng vào trọng tài tổng để khẳng định quyết định của mình là chắc chắn.

Trọng tài dơ ký hiệu tay khi phạm lỗi cầu bay ra ngoài vạch

  • Cầu bay vào trong vạch: Khi quả cầu tiếp đất ở trong phạm vi vạch thì trọng tài biên chỉ thẳng tay vào vạch mà không cần báo cáo.
  • Trọng tài biên không nhìn thấy: Nếu như trọng tài biên không thể quan sát thấy cầu lông và không xác định được cầu lông có rơi hay không, họ sẽ dùng tay che mắt lại.

Cách trở thành trọng tài cầu lông

Trọng tài cầu lông là một vị trí quan trọng trong một trận đấu. Họ cần nắm rõ được những quy định, điều lệ, các ký hiệu bằng tay hay khẩu lệnh trong các trận đầu và đặc biệt cần có khả năng quan sát nhạy bén, linh hoạt. Ngoài ra, học cần có một cái đầu lạnh, luôn luôn công bằng, công tư phân minh, làm tròn nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra, tùy vào vị trí và trọng tài cầu lông nắm giữ là trọng tài tổng, trọng tài chính, trọng tài biên, trọng tài giao cầu mà sẽ có những quy định và quy tắc khác nhau. Họ cần tìm hiểu và hiểu rõ công việc của mình để tránh những sai sót không đáng có xảy ra.

Trên đây là một số thông tin về trọng tài cầu lông được tổng hợp và chia sẻ lại. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu luật và tránh bị mất điểm khi tham gia thi đấu. 

Tham khảo sản phẩm dây vợt và máy căng vợt cầu lông tại website: https://thethaothienlong.vn/

Nhận Xét Của Khách Hàng
2 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận